CUSTOMER INSIGHT VŨ KHÍ BÍ MẬT KHI XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU – AVIRAL AGENCY

Tháng 7 20, 2022

Đã qua rồi cái thời tung sản phẩm rồi dùng sản phẩm đó để nhận biết khách hàng mục tiêu. Thời nay, đặt khách hàng làm trung tâm và đáp ứng nhu cầu của họ một cách tốt nhất – nhanh nhất. Đây chính là yếu tố quyết định thành bại của doanh nghiệp.

Điều này đòi doanh nghiệp phải liên tục cập nhật được sở thích, điều chỉnh sản phẩm hay dịch vụ theo mong muốn và nhu cầu của khách hàng. Đó được gọi là Customer Insight!

Vậy chính xác thì mục tiêu của Customer Insight là gì? Làm thế nào để có được Customer Insight đúng? Aviral sẽ giúp bạn hiểu rõ chi tiết thông qua bài viết này!

Customer Insight là gì?

Customer insight (insight) được xem như sự thật ngầm hiểu trong suy nghĩ của khách hàng, có tầm ảnh hưởng nhất định đến quyết định mua hàng và cảm tình của họ dành cho thương hiệu. Đôi lúc, khách hàng không hẳn sẽ nhận thức được những suy nghĩ này nhưng khi được nhắc đến, họ sẽ cảm thấy liên kết và ấn tượng rất mạnh mẽ với người phát ngôn.

Chính vì thế, trong chiến lược thương hiệu, insight như vũ khí bí mật của mỗi thương hiệu dành cho đối tượng mục tiêu của mình. “Sao lại hiểu mình đến vậy?”, “Làm thế nào họ biết mình đang nghĩ gì?” – đó chính là nhiệm vụ của các nhà phân tích và hoạch định chiến lược thương hiệu.

Vai trò của customer insight đối với chiến lược thương hiệu

Khi phân tích đúng insight khách hàng sẽ là điểm thuận lợi để nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua. Điều này sẽ tạo nên thành công của các chiến dịch marketing.

Sau đây một số vai trò cụ thể mà insight đem lại cho chiến lược thương hiệu:

1. Hoạch định chiến thuật hiệu quả

Như đã đề cập ở trên, insight giống như vũ khí bí mật của chiến lược thương hiệu.

Cũng giống như các yếu tố khác trong chiến lược thương hiệu, insight đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hoạch định và điều hướng hoạt động truyền thông của thương hiệu.

Mục đích cuối cùng của thương hiệu đa phần đều hướng đến khách hàng. Họ mong đợi điều gì, mối bận tâm của họ mà bạn có thể giải quyết là gì, tại sao họ lại xuất hiện những suy nghĩ ấy…, từ đó, bạn dễ dàng điều chỉnh chiến thuật sao cho phù hợp với insight của khách hàng nhất, giúp thương hiệu tiếp cận được đối tượng mục tiêu và hoạt động truyền thông nhất quán, hiệu quả và có mục tiêu rõ ràng hơn.

2. Xây dựng cộng đồng trung thành bền vững cho doanh nghiệp

Bạn có biết tại sao một số thương hiệu chỉ mới thành lập nhưng họ lại sở hữu số lượng khách hàng trung thành rất lớn không? Vì họ am hiểu khách hàng của mình.

Làm thế nào để am hiểu khách hàng của mình? Chính là nhờ insight. Ở thời điểm hiện tại, khách hàng không còn đặt nặng vấn đề quy mô, tên tuổi thương hiệu mà họ quan trọng về mối quan hệ mà thương hiệu tạo nên nhiều hơn. Họ mong chờ thương hiệu như một người bạn, nói lên suy nghĩ và tác động được đến cả nhu cầu và phong cách sống của họ.

Chính vì thế, insight ra đời để giúp thương hiệu trở nên gần gũi, thân thiện và hiểu rõ đối tượng khách hàng của mình hơn.

3. Cải thiện vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Đối với các thương hiệu trẻ, lợi thế cạnh tranh quy mô cũng như độ phủ sóng sẽ vô cùng hạn chế. Nhưng không hẳn cán cân thị trường hoàn toàn nghiêng về phía các thương hiệu lớn.

Nếu sử dụng insight một cách thông minh vào chiến lược thương hiệu, sáng tạo chiến thuật sao cho đánh trúng insight của khách hàng nhất có thể, tìm kiếm, thu thập thông tin để tìm ra insight mà chính khách hàng và các thương hiệu khác chưa giải quyết được, bạn sẽ dễ dàng đưa cán cân về thế cân bằng.

Khách hàng luôn đề cao nhu cầu được quan tâm, được thấu hiểu, được cảm thông về cảm xúc bên trong, nhất là vào thời đại công nghệ ngày càng phát triển như hiện nay. Cho nên, hãy cố gắng nắm rõ khách hàng của bạn trong lòng bàn tay, đưa ra những chiến thuật đắt giá, giải quyết insight của họ một cách khác biệt và chân thành, chắc chắn kết quả nhận được sẽ hoàn toàn vượt ngoài mong đợi.

Làm thế nào để xác định customer insight và đánh trúng những vấn đề khúc mắc của khách hàng?

1. Thu thập data

Có thể thấy, Digital Marketing đã hỗ trợ chúng ta đáng kể trong việc thống kê và đo lường các chỉ số liên quan đến hành vi của khách hàng. Từ đó, các nhà hoạch định sẽ dễ dàng hơn để phán đoán, tìm ra sở thích, nhu cầu, mong muốn lớn nhất mà đối tượng mục tiêu của họ đang tìm kiếm.

Một số ví dụ về data mà chúng ta có thể thu thập được như: lượt tiếp cận, lượt tương tác (like, subcribe, comment…) trên mạng xã hội; lượt ở lại trang, lượt chuyển tiếp link liên kết trên trang web; lượt nhấp vào mail, lượt không mở mail…

Thông qua các chỉ số đó, bạn có nguyên liệu chính xác để rút ra được hành vi tổng quát của khách hàng và tìm ra hướng đi phù hợp nhất với insight của khách hàng.

2. Focus group, sự kiện, workshop

Một trong những cách hiệu quả nhất để hiểu insight của khách hàng chính là trò chuyện trực tiếp cùng họ. Hãy cho họ một lý do chính đáng tham dự cùng bạn với tinh thần tự nguyện, giúp họ cởi mở hơn trong việc chia sẻ và tạo không khí vui vẻ, thân thiện nhất có thể.

Điều cần tránh trong các sự kiện ngoại tuyến như thế này chính là bầu không khí gượng ép, khó chịu, ngượng ngùng. Vì hoạt động này đa phần tập hợp một nhóm người chưa quen biết, nên thương hiệu cần đóng vai trò cầu nối, gắn kết tất cả mọi người, tạo cho mọi người cảm giác thoải mái, gần gũi như đang chia sẻ với những người bạn của mình. Đừng bỏ quá nhiều thời gian để giới thiệu thương hiệu của mình, thay vào đó, tạo cơ hội cho những người tham dự nói lên suy nghĩ của mình, trò chuyện và giao lưu nhiều nhất có thể.

Chính vì vậy, hãy cho họ một lý do chính đáng để tham dự cùng bạn bằng tinh thần tự nguyện, giúp họ cởi mở hơn trong việc chia sẻ cảm xúc và đề cao tính chân thật.

3. Khảo sát bằng biểu mẫu

Biểu mẫu đang là phương thức được áp dụng phổ biến nhất khi thương hiệu muốn tìm hiểu đối tượng khách hàng của mình: không tốn quá nhiều chi phí, không tốn thời gian, lại vừa tiếp cận được với số lượng lớn người tham dự. Tuy nhiên, đây cũng là con dao hai lưỡi dành cho thương hiệu, bởi bạn sẽ gặp phải khó khăn trong việc thống kê và kiểm chứng độ chính xác.

Nếu sử dụng biểu mẫu để khai thác khách hàng, hãy nhớ rằng, các câu hỏi đưa ra không nên quá chung chung, khiến khách hàng không nắm được mục đích, trả lời mơ hồ và dài dòng. Bên cạnh đó, bạn cần xen kẽ các câu hỏi ngắn và dài với số lượng phù hợp, cách diễn đạt mới lạ hơn để giảm thiểu cảm giác chán nản cho khách hàng và tránh khả năng câu trả lời ảo cho thương hiệu.

Tóm lại, để chiến dịch marketing thành công, phân tích Insight Customer đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Và đây cũng là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải chú trọng. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải liên tục nắm bắt xu hướng tiêu dùng. Từ đó điều chỉnh sản phẩm, dịch vụ của mình sao cho phù hợp với Customer Insight.

Aviral hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về Customer Insight là gì cũng như tầm quan trọng của phân tích insight khách hàng là gì. Để từ đó bạn sẽ có thể tìm ra cho mình hướng đi đúng đắn hơn trong các chiến dịch marketing online của bạn.

Tham khảo giải pháp Marketing Tổng Thể của Aviral tại: https://www.aviralagency.com/quan-tri-social-tong-the/

☎️Contact: 0922.235.559

🛑Website: www.aviralagency.com

🧰Facebook Fanpage: https://www.facebook.com/aviral.agency

✉️Email: info@aviralagency.com

 

Aviral Agency

Nguồn: Tổng Hợp